A
ÁC (dt):
- HV ô: con quạ.
: lọai chim săn mồi có mỏ, chân và bộ lông đen tuyền.
Vd: - Gởi trứng cho ác (Th.ng)
-Đỉa đâu đỉa đeo chưn hạc,
Ác đâu ác đậu nhành mai.
AI NẤY / AI … NẤY :
-Đ.ng:ai.. người ấy
1-Ai nấy: tất cả mọi người đều
Anh em ai nấy đều thương,
Trời ơi ! Há nỡ đứt đường công danh.
(Lục Vân Tiên – N.ĐC.)
2-Ai … nấy: diễn tả một ý tưởng đơn lẻ riêng biệt cho từng cá nhân
Ruộng ai thì nấy đắp bờ
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công
* “Ai…nấy” còn diễn tả thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của kẻ khác
Cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở
* Nếu kèm chữ “mạnh” với một động từ, chữ “ai nấy” diễn tả hành động buông lung, thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết và chỉ lo cho cá nhân.
Khi chìm ghe, mạnh ai nấy lội
Khi công ty bị phá sản, mạnh ai nấy lo công ăn việc làm cho mình
ÁN (HV: :che, ngăn)
: che khuất đi.
Ngó lên trăng sáng,
Mây án con trăng lờ,
Dẫu gì, anh cũng đợi chờ duyên em.
*-án bàn tổ:
a)-đứng che khuất bàn tổ khiến cho người thầy bói xủ quẻ không linh nghiệm.
b)-(ngh.b): đứng chàng ràng khiến người khác không làm việc được.
*-án bóng:che khuất ánh sáng làm cho người khác không thấy đường.
-đứng án bóng
ÁO ( HV: áo: lọai áo ngắn và chật. Aùo rộng và dài được gọi là bào ) (dt):
- :Trang phục bằng vải che nửa thân trên
Áo vắt vai chạy dài xuống chợ
Xin ba đồng tiền trả nợ bánh canh
*-áo bà ba:Áo ngắn, vạt áo phủ mông, tay dài, từ cổ xuống ngực và bụng có đơm sáu nút. Aùo bà ba của đàn ông thì may rộng rãi và áo bà ba phụ nữ thường may bó sát thân người hơn và kiểu cọ hơn.
Thấy em bận áo bà ba trắng,
Anh muốn gắn chữ duyên,
Rủi may sau lưu lạc, anh tìm em khỏi lầm.
*-áo bành tô: (- P: paletot): Loại áo may theo kiểu Tây phương, bằng vải dày, tay dài, có bốn túi, nút áo to. Nút có thể đơm dính vào áo hay có thể tháo rời được khi giặt giũ, nhất là nút áo bằng vàng của những người sang trọng.
Áo bà ba cái vắn cái dài
Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô.
*-áo cầu: (cg: áo khinh cừu): áo làm bằng lông cừu nhẹ.
Xưa ông Nghiêm Lăng cày mây cuốc nguyệt,
Quần tả tơi, tận tiệt áo cầu.
*-áo cổ giữa:Aùo bà ba may bằng vải trắng, cổ áo cứng và ló cao lên. Aùo này để bận lót bên trong áo dài. Khi dự cuộc cúng kiếng tế lễ xong, đàn ông cởi áo dài ra và chỉ mặc loại áo này nếu dự tiệc với người thân quen.
Đi về mua lụa mười ba,
Cắt áo cổ giữa, em tra nút vàng.
*-áo chẹt: (chẹt: chật hẹp): áo vắn, tay cụt, không xẻ đinh cụt bên hông, bận lót trong khi mặc áo dài.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Thương cô áo chẹt, vá quàn nửa lưng .
*-áo dà:
a-áo nâu của người tu hành.
Chồng con chi nữa rầy rà,
Vai đeo chuỗi hột, áo dà đi tu.
b)-(động): tên một loại chim nhỏ có bộ lông màu dà, mỏ ngắn nhưng rất sắc bén, sà xuống từng đàn trong các đám mạ lúc sa mưa dông.
*-áo hoa cà:áo màu tím như màu hoa cà.
Cô kia bận áo hoa cà,
Dung nhan sắc sảo, mặn mà có duyên.
*-áo song khai: áo xẻ hai tà.
Cha mẹ sanh anh là trai,
Anh bận áo song khai, quần lai lá hẹ,
Nỡ lòng nào anh bỏ mẹ theo em?
*-áo mê: áo rách chỉ còn một mảnh.
Ngày đi khăn nhiễu áo the,
Ngày về, nón rách áo mê không buồn.
*-áo tơi: áo chằm bằng lá dùng để mặc che mưa.
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.
*-áo thùng: áo rộng mặc ngoài áo trảm thôi khi để tang cha mẹ.
Tay mang khăn chế áo thùng,
Đầu đội chữ hiếu, tay bồng con thơ.
*-áo vá quàn: (áo dài) vá nửa thân bằng một vải khác màu. Aùo chỉ dành cho người nghèo mặc.
Khuất đám đưng, dòm chừng đám sậy,
Bớ cô bận áo vá quàn, dứng dậy tôi coi.
ẴM (đt):
-Đ.ng: bế.
:choàng tay để bế xốc lên.
Con thơ tay ẵm tay bồng,
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.
*-ẵm nách: choàng tay ôm ngang lưng để nó kẹp vào hông mình bằng hai đùi
*-ẵm ngửa: lấy một tay choàng qua bụng đứa bé, một tay bợ dưới hông nó và giữ nó trước ngực mình.
ĂN ẢNH:
:có hình chụp đẹp hơn dáng vẻ thật sự của mình ở đời thường.
Mặt mũi vui tươi, thì dễ ăn ảnh,
Nửa đêm lanh lảnh, tiếng vạc ăn sương.
ĂN BÀNG:
: mọc đâm ngang, không ăn sâu xuống đất,-thường dùng để chỉ cách phát triển của rễ cây.
Mù u rễ nhỏ ăn bàng,
Anh đừng nói gạt qua đàng bỏ em.
ĂN BÒN :
:tham lam ăn phần của người khác từng chút một.
Người không lịch thiệp,
Ăn nói vụng về.
Giàu có phủ phê,
Còn ăn bòn mót.
ĂN CÁM SÚ:
1-ăn cám trộn rau đổ trong máng dành cho heo ăn.
2-tiếng mắng người mình cho là ngu si.
-đồ ngu ăn cám sú!
Ăn càn nói bướng
Là đứa du côn,
Mắc mưu thằng khôn,
Đồ ăn cám sú.
ĂN COI NỒI, NGỒI COI HƯỚNG:
1-ăn phải coi nồi còn có đủ cơm dành cho mình không khi mình được mời ăn hoặc khi ăn phải để dành phần đủ cho người ăn sau mình; ngồi phải lựa đúng hướng thuận lợi để làm việc được tốt hoặc lựa chỗ phù hợp với địa vị của mình.
2-(ngh.r): cẩn trọng dè dặt khi làm một việc gì.
Ăn phải coi nồi,
Ngồi thời coi hướng.
Aên càn nói bướng
Là đứa du côn.
ĂN CÔNG KÝ:
: thông đồng và bao che với nhau làm chuyện bậy.
Chuyện đã lỡ rồi, vì ăn công ký,
Hở ra một tí, ngồi đợi ăn chia.
ĂN CƠM HỚT:
1-ăn lớp cơm dùng vá hớt mặt trên cùng.
2-(ngh.b): (cn: hướt) - giành nói trước việc người ta không cần mình nói.
Bị hà ăn chưn,
Vì dầm dưới ruộng.
Người không tự trọng,
Ăn cơm hớt hoài.
ĂN CHƯA NO, LO CHƯA TỚI:
:chưa biết cách để ăn đủ no và chưa biết cách để suy nghĩ cho đạt tình thấu lý,-câu thành ngữ này chỉ bản chất của trẻ con.
Tuổi ăn chưa no, thì lo chưa tới,
Con nít một tuổi thì ăn thôi nôi.
ĂN DƠ:
-cn: ăn bẩn.
1-ăn những đồ thiu thúi, dơ bẩn.
-Loài cá trê phi ăn dơ và ăn tạp.
2- dùng thế lực đục khoét tiền dân để ăn; kiếm tiền một cách bần tiện.
-Cần phải tránh né,
Các bọn ăn dơ,
Vừa hốt vừa quơ,
Muốn ăn trọn gói.
ĂN ĐỜI Ở KIẾP:
-cn: ở đời.
:sống suốt đời bên nhau,-thường nói về vợ chồng.
Kết tóc xe tơ, ăn đời ở kiếp.
ĂN GIAN:
:dùng thủ đoạn gian xảo để chiếm phần thắng trong cuộc chơi.
Lương tâm sáng tỏ, ăn gian làm gì?
Ăn xổi ở thì, suốt đời nghèo khó.
ĂN HÀNG:
-Đ.ng: ăn quà.
1- ăn bánh trái lặt vặt ngoài những bữa cơm chính trong ngày.
Chợ búa ở gần,
Ăn hàng luôn miệng.
2-(lóng): cướp giựt, đánh cướp một nơi nào.
Vd: Bọn cướp ăn hàng ở tiệm vàng X đêm qua.
ĂN HIẾP:
:ỷ manh, ỷ đông, ỷ có thế lực chèn ép mgười quá đáng.
Tài sức thua người,
Thì bị ăn hiếp
ĂN KÉ:
:ăn nhờ, chia bớt phần ăn của người khác.
Người không chịu làm,
Hay đi ăn ké.
ĂN KHÍN:
:ăn nhờ vào phần ăn của người khác. (xt: khín)
Trong thời giặc giã, thì" khoái ăn sang",
Làm bộ đàng hoàng, lại hay ăn khín.
ĂN MÓNG (đt):
-(cá): ngoi lên và thở/ nhả những bọt khí trên mặt nước
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa,
Chờ người quân tử trở vìa / về kết hôn
ĂN NẰM(đt):
-(trai gái) ăn ngủ chung với nhau như vợ chồng
Anh ơi! Thương thời thương chớ chẳng đặng ăn nằm
Cũng như trái lựu chín còn nằm trên cây.
ĂN NHẬP: liên quan tới, có dính dáng tới.
Chuyện không ăn nhập,
Xin đừng xía vô.
ĂN NHƯ TẰM ĂN LÊN:
1-khi tằm đủ độ lớn sẽ từ nong phía dưới, nơi mà chúng đã ăn những lá dâu xắt nhuyễn, chui lên nong trên có lỗ thưa để ăn những cành dâu để nguyên lá .
2-thành ngữ này dùng để ám chỉ người ăn nhanh và ăn nhiều.
Hết bán hết mua vì ăn hết vốn,
Vừa ăn vừa ngốn, như tằm ăn lên.
ĂN THUA:
:ảnh hưởng tới,-thường dùng với ý phủ định.
Mặc tình la hét cũng chẳng ăn thua,
Lỡ ăn xôi chùa, nên đành ngậm miệng.
*-ăn thua gì= chẳng ăn thua gì: không ảnh hưởng gì nghiêm trọng, không đáng lo lắng.
ĂN TRÉT:
-cn:ăn trớt; ăn trớt ăn trét.
1-lạc ra ngoài vấn đề; không dính dáng vào đâu.
Rào đường bít lối, chẳng chỗ ăn thông.
Nói chuyện lòng vòng, kể như ăn trét.
2-không đạt được kết quả mong muốn.
Vd:Nó chẳng học hành gì nên thi tốt nghiệp ăn trét rồi.
ĂN XONG QUẸT MỎ:
-cn:ăn rồi quẹt mỏ
: được kết quả tốt trong việc làm ăn mà vội quên người giúp đỡ mình.
Người không biết điều,
Ăn xong quẹt mỏ.
ĂNG LÊ (dt-tt):
- P: Anglais.
:thuộc về người Anh, nước Anh
Gió đưa bông lách bông lau,
Gió đưa em bậu xuống tàu Aêng lê.
ÂN OAI ( HV ):
-(Ân: sự giúp đỡ che chở; oai: (Đ.ng:uy) -sức mạnh, vẻ tôn nghiêm cao cả mà người khác phải kính sợ).
: Ở đồng bằng sông Cửu long, khi cúng vái một vị thần nào người ta thường dùng chữ ÂN OAI kèm với vị thần đó.
-Ân oai ông địa, ông táo …
Sau này, vì không rõ nguồn gốc của từ trên, người ta đọc sai là ÔNG NGAI
Vd: ÔNG NGAI ông địa, cho tôi tìm được…
ÂN OAI các đấng cô hồn,
Đuổi con cá nọ chạy dồn ăn câu.
ÂU (HV: )
1-(cg: cái ô, cái rổ ô): vật đúc bằng kim loại, có nắp đậy để đựng cau trầu,
2-(cg: ang, ảng): vật bằng đất nung để chứa nước.
Nước lên khỏi chậu tràn âu,
Qua lo cho bậu làm dâu không tròn.
ẦU Ơ :
:từ mở đầu câu hát đưa em
Ầu ơ! Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Có khi từ này đệm thêm vào giữa câu hát.
Ầu ơ! Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé
Anh mê vợ bé, ầu ơ, bỏ bè con thơ.
*-ầu ơ ví dầu:
a)-chữ ầu ơ ví dầu lặp đi lặp lại khi người hát ru chưa tìm được câu để hát.
b)-(ngh.r):kéo dài ra mãi mà không thay đổi gì, không tiến triển thêm chút nào.
Vd: Tôi nhờ nó giúp tôi nhưng nó cứ ầu ơ ví dầu hoài.
ẤU (dt ):
-t.k.h:Trapa bicornus, họ Aáu Trapaceae.
: (thực) giống cây mọc dưới nước, lá giống như lá sen nhưng nhỏ hơn, có hoa trắng. Trái ấu có hai sừng, tà hay nhọn. Hột có hai tử diệp, một lớn một nhỏ chứa đầy bột, nấu ăn có vị bùi.
Thương nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo
hoặc:
Làm thơ trái ấu gởi thấu cho mưa,
Mưa đưa cho gió, gió đưa cho chàng.
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét